Phía Tây Không Có Gì Lạ

  -  
Phía Tây không có gì lạ
Tác giả Erich Maria Remarque
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Lĩnh vực Văn học nước ngoài
Dịch giả Lê Huy
Năm xuất bản 2002
Đơn vị xuất bản NXB Văn học
Giá sách 30.000 VND

Erich Maria Remarque (1898-1970) đã phục vụ trong Thế chiến thứ nhất và đã bị thương tất cả năm lần. Những hình ảnh ghê rợn của cuộc chiến trong giao thông hào đã để lại những vết sẹo không phai mờ trong tâm trí Remarque nên ông cố xua đuổi những bóng ma đó qua các sáng tác văn học. “Phía Tây không có gì lạ” là tác phẩm hay nhất của ông dù chín tác phẩm khác ông cũng viết về những đau đớn, khổ cực trong chiến tranh.

Bạn đang xem: Phía tây không có gì lạ

Phía Tây không có gì lạ" là câu chuyện về Pôn Baomơ, một người lính Đức trẻ, xung phong vào quân đội vì Căntôrec, vị giáo sư của anh, đã thuyết phục cả lớp tham gia quân đội để làm cho nước Đức được vẻ vang. Sau một thời kỳ huấn luyện gian khổ dưới quyền của Himmenxtôt, một phu trạm, Baomơ và các bạn ra tiền tuyến. Dù được vẽ vời trong nhà trường với những hình ảnh huy hoàng của các anh hùng, Baomơ nhanh chóng nhận thức được rằng những chiến hào đầy máu của Mặt trận phía Tây là một sa lầy của những khổ đau và chết chóc. Ngay khi những quả đạn pháo đầu tiên nổ tung trong bùn lầy, Baomơ và các bạn thấy rằng tất cả những người ở lại nhà đều dối trá: chiến tranh không phải là một thay đổi vinh quang, chiến tranh không làm cho các cậu con trai trưởng thành mà nó hủy diệt một cách có hệ thống tất cả những ai khỏe mạnh và lịch sự. Tất cả các bạn của Baomơ đều chết, bị thương, hoặc đào ngũ. Pôn Baomơ bắt đầu tự vấn về cuộc đời mình và băn khoăn không biết mình có sống sót được sau cuộc chiến hay thậm chí có sống được trong một thế giới không có chiến tranh hay không.

Xuyên suốt câu chuyện, Remarque thường dùng từ “chúng tôi” để nói lên tình đồng đội - cái quý nhất mà chiến tranh tạo nên. Những người lính ấy đã trải qua những giây phút cận kề cái chết cùng nhau nên họ gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau tất cả những gì họ có. “Chúng tôi không nói nhiều nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng ly từng tí, thiết tưởng còn hơn cả những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, và ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết.”

Remarque mở đầu câu chuyện với việc một nhóm lính bộ binh mừng rỡ được nhận khẩu phần gấp đôi vì quân số của đại đội bị thiệt hại mất một nửa (gần 80 người). Và câu chuyện tiếp tục với những trận đánh ác liệt: “Những cơn bão táp của trọng pháo gầm thét ù tai, những tràng súng máy khô khan, nổ giòn giã, những quả đại bác hạng nhẹ rống rít. Bóng đêm chỉ còn là gầm rống và chớp giật. Sức chấn động của mìn thì thật kinh khủng: chỗ nào có mìn nổ, chỗ đó thành một cái hố chôn chung. Thật chẳng khác gì ngồi trong một cái nồi hơi âm vang mãnh liệt mà người ta đập chan chát lên nó khắp ba bề bốn bên.” Những trận đánh đó hủy hoại tinh thần con người một cách khủng khiếp: “Đó là một trạng thái căng thẳng chết người, không khác gì lấy một con dao mẻ nạo suốt dọc tủy xương sống.”

Đạn pháo nã khắp nơi, không chừa chỗ nào. Đại bác dội xuống cả vào nghĩa địa, làm ngay cả người chết cũng không được yên thân. “Bóng đêm lồng lộn, lửa cháy rừng rực trên nghĩa địa, lửa trái phá trên đồng cỏ vọt lên như những vòi nước. Mặt đất toác ra, không khí bị ép, gầm rống bên tai. Không phải là đạn đại bác gầm thét mà chính là mặt đất đang nổi cơn cuồng loạn. Đầu Baomơ kêu ù ù vo vo dưới cái mặt nạ chống hơi ngạt. Cuối cùng, khu nghĩa địa chỉ còn là một bãi hoang tàn. Quan tài và xác chết vương vãi tứ tung, chẳng khác gì người chết bị giết một lần thứ hai.”

Nhưng thấp thoáng trong các cảnh điêu tàn đó, thiên nhiên vẫn thật tươi đẹp trong mắt Baomơ: “Sương mù như một cái ao sữa và khói đại bác phủ đầy cánh đồng cỏ, ngập đến tận ngực. Phía trên, mặt trăng chiếu sáng. Lưng ngựa lấp loáng dưới ánh trăng, động tác của chúng thật đẹp mắt, đầu chúng vươn cao, mắt như nẩy lửa.”, “Những quả pháo sáng vọt lên trời và tôi thấy hình ảnh một buổi chiều hè, tôi đứng trong khu kín của nhà thờ, ngắm những cây hồng cao nở hoa giữa mảnh vườn nhỏ.”

Họ sống được nhờ những hy vọng (tuy họ không dám mơ tới hòa bình) và ước mơ, những ước mơ thật giản dị. Hai Vethut - thợ than bùn - nghĩ đến công việc nặng nề ở mỏ than bùn với đồng lương ít ỏi, mơ được tiếp tục đi lính trong thời bình vì chẳng phải lo việc ăn, việc mặc. Jađơn mơ được nhốt Himmenxtôt vào một cái chuồng rồi sáng sáng xông vào nện cho một chầu dùi cui. Đêtơrinh đơn giản hơn vì chỉ nghĩ đến mảnh ruộng và cô vợ: “Mình về cũng còn kịp vụ gặt.” Baomơ bi quan nhất: “Trước đây, chúng tôi đang trong cái tuổi mười tám, bắt đầu yêu đời, yêu cuộc sống, thế mà chúng tôi đã phải nổ súng bắn vào cuộc sống. Quả đại bác đầu tiên rơi xuống đã nổ trúng trái tim chúng tôi. Chúng tôi chẳng còn thiết gì đến nỗ lực, hoạt động và tiến bộ nữa. Chúng tôi chỉ còn tin có chiến tranh.

Thật nghẹn ngào khi đọc những đoạn Remarque nói về các tân binh, những chú bé không có chút kinh nghiệm chiến trận: “Dù rằng viện binh đối với chúng tôi là rất cần, nhưng những cậu lính mới chỉ tổ làm bận chúng tôi hơn là giúp ích chúng tôi".

Xem thêm: Cây Tùng Lá Văn Trúc - Archives, Cây Tùng Bách Tán, Nhỏ

Sau một trận pháo kích, mấy chú tân binh nhợt nhạt cả người, nôn thốc nôn tháo.” Những tân binh không chịu nổi chuyện phải sống lâu dưới hầm chiến hào, họ đòi ra ngoài, bất chấp đạn bom & cái chết. Lúc đó, phải nện cho một trận thì họ mới tỉnh ra. “Chúng tôi nghẹn ngào khi nhìn thấy chúng nó chồm lên, chạy và ngã xuống. Chúng tôi muốn đánh cho chúng một trận vì chúng nó ngu quá, lại cũng muốn ôm chúng vào lòng và mang chúng đi khỏi cái nơi không phải là của chúng.

Nhưng theo tôi, đoạn gây xúc động nhất là khi Remarque tả về những ngày phép của Baomơ. Lúc đầu, khi thấy chiếc cầu thang quen thuộc, Baomơ xúc động không nhấc nổi đôi chân, anh phải thúc báng súng vào chân, nghiến răng lại, buộc mình phải cười, phải nói nhưng vẫn không được. Anh đứng sững ở cầu thang, khổ sở, bối rối, nước mắt trào ra ướt đẫm cả mặt. Khó khăn lắm Baomơ mới thích nghi lại được với chính ngôi nhà của mình, anh phải lặp đi lặp lại nhiều lần: “Đây là mẹ tôi, đây là chị tôi, đây là cái hộp bươm bướm của tôi…” Nhưng chẳng bao lâu Baomơ hoảng sợ khi thấy cảnh vật như xa lạ. Anh chỉ thích ngồi một mình vì những người chung quanh có những mục đích, những ham muốn không giống với anh, anh vừa thèm muốn được như họ, lại vừa khinh bỉ họ. Ngay cả với căn phòng thân yêu anh cũng không tìm được chút rung cảm nào: “Ở đây tôi là một kẻ xa lạ.

Xem thêm: Dự Đoán Xsvl 19/11/2021 - Dự Đoán Xổ Số Vĩnh Long Hôm Nay

” “Nghỉ phép là một sự thay đổi làm cho mọi chuyện sau đó trở nên nặng nề gấp bội.” Ngay cả việc nói chuyện với mẹ cũng là một cực hình đối với Baomơ. Anh ngồi đó, bên cạnh giường bệnh của mẹ, muốn nói với mẹ bao nhiêu chuyện nhưng không thể. Và anh quyết định: “Không bao giờ tôi nên về phép nữa.” Đau đớn thay!

Khi quyết định như thế, anh bình thản trở lại với các bạn nơi chiến tuyến tiếp tục chiến đấu cho đến lúc anh là người cuối cùng trong số bảy người ra đi của lớp học mình. “Năm, tháng cứ việc đến. Tôi sẽ chẳng mất gì cả, mà thời gian cũng chẳng có thể lấy được gì của tôi nữa. Tôi chỉ có một thân, một mình, chẳng còn mảy may hy vọng điều gì nữa, nên tôi có thể chờ đón thời gian mà không hề sợ hãi.

Baomơ đã chết tháng mười, năm một ngàn chín trăm mười tám, “… trong một ngày khắp cả mặt trận yên tĩnh đến nỗi bản thông cáo chỉ ghi là ở phía Tây, không có gì lạ.”