Ngôi thai đầu hạ vị là gì

  -  

Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi đi vào khung xương chậu của người mẹ, là phần sẽ đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. Ngôi thai thường có 3 trường hợp: ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Trong đó các trường hợp sinh nở là ngôi đầu thường chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 90%.

Bạn đang xem: Ngôi thai đầu hạ vị là gì

Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ dựa trên vị trí ngôi thai để xem xét việc người mẹ nên sinh thường hay sinh mổ. Việc quyết định sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như cân nặng thai nhi, khung xương chậu của người mẹ…

Thai ngôi đầu là gì?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết ngôi thai đầu có nghĩa là gì?. Ngôi đầu là tình trạng đầu thai nhi hướng về âm đạo, còn mông hướng về ngực của người mẹ. Ở vị trí này bé sẽ dễ dàng chui ra hơn.

Ngôi đầu thường có 4 kiểu:

» Ngôi chỏm: phần đầu của bé cúi tốt, bác sĩ khám cửa mình của người mẹ và sờ thấy thóp sau.

» Ngôi thóp trước: đầu bé không cúi tốt, hơi ngửa, sờ được thóp trước.

» Ngôi trán: đầu bé ngửa lưng chừng, sờ được từ mũi đến cằm, không sờ được phần cằm.

» Ngôi mặt: đầu bé ngửa hết cỡ, bác sĩ sờ thấy cằm.

Xem thêm: Tồn Tại Tiếng Anh Là Gì - Existence Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

*

Dựa vào kiểu ngôi đầu mà bác sĩ có thể quyết định khuyên người mẹ nên sinh thường hay sinh nở. Thông thường phương pháp sinh nở thường được áp dụng khi thai nhi có ngôi thóp trước và ngôi trán.

Ngôi thai đầu hạ vị là gì?

Khi em bé đã quay đầu xuống vùng hạ vị thành ngôi thai thuận hay còn được gọi là ngôi thai đầu hạ vị. Với nhưng ngôi thai đầu hạ vị người mẹ thường rất dễ sinh và thường tiến hành việc sinh nở bằng phương pháp sinh thường.

Ngôi thai ngược là gì?

Ngôi thai ngược hay còn có tên khác là ngôi mông, thai nhi có tư thế ngược với ngôi thai đầu. Tư thế này khiến người mẹ thường rất khó sinh. Trường hợp là thai ngang thì không thể tiến hành phương pháp sinh thường mà bắt buộc phait tiến hành việc mổ để lấy thai.

Ngôi thai mông là gì?

Ngôi thai mông là tình huống phần đầu em bé hướng lên còn phần mông lại quay về hướng tử cung của người mẹ. Trong trường hợp này nếu tiến hành biện pháp sinh nở thì sẽ có rủi ro. Nếu như phần đầu kẹt lại thì có khả năng để lại di chứng ở não cho bé. Vậy nên, tùy vào tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định sinh thường hay sinh mổ. Thông thường, trong trường hợp ngôi thai mông thì bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ sinh mổ để đảm bảo tốt cho cả mẹ và con.

Những nguyên nhân khiến ngôi thai bất thường

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng ngôi thai bất thường, và thường do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

» Do tình trạng tử cung, xương chậu cả người mẹ bất thường

» Mẹ bị bệnh u xơ tử cung, nhau tiền đạo, khối u có trong tử cung người mẹ chèn éo không cho em bé quay đầu

» Thai nhi bị dị tật như có khối u, đầu to, bụng to…

» Thai nhi quá to hoặc quá bé

» Dây rốn quá ngắn, quá dài hoặc quấn vào cổ..

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Lính Thủy Đánh Bộ Là Gì, Lính Thủy Đánh Bộ

Khám thai thường xuyên và làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, người mẹ cũng nên có một chế độ ăn uống và tập luyện thật hợp lý để bé phát triển toàn diện nhất.