Mèo mả gà đồng là gì

  -  
Câu thành ngữ "mèo mả gà đồng" thực nghe quá rõ ràng về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có hai cách hiểu, mà thông dụng hơn là cách hiểu ám chỉ người lăng nhăng, sống buông thả trong quan hệ nam nữ. Cách hiểu này đến từ hành động của mèo mả và gà đồng là mèo hoang và gà hoang, sử dụng chuyện mèo-gà ám chỉ chuyện trăng hoa, yêu đương không nằm trong lễ giáo gia đình. Cũng có thể hiểu là loại người vô lại, không có chỗ ở, lang thanh như mèo ở bãi tha ma hay gà ở đồng. Như trong truyện Kiều, khi Hoạn bà nhiếc Thúy Kiều, ý nói hạng đàn bà con gái bỏ nhà đi hoang.Con này chẳng phải thiện nhân, Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng. Ra tuồng mèo mả gà đồng, Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào. Đã đem mình bán cửa tao, Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này. (Truyện Kiều, 1730-1735)Điều tôi muốn nói ở trong bài viết này là nhiều cách hiểu ngộ nghĩnh của cộng đồng. Đầu tiên, đó là nhiều người vẫn gọi nó là một câu tục ngữ. Mèo mả gà đồng không phải là một câu, nên không thể là tục ngữ. Thứ hai là một số cách hiểu của các học giả. Thứ ba là một số cách hiểu của các độc giả phổ thông.Hiểu lầm đầu tiên là học giả Lê Gia, trong "1575 tục ngữ cần bàn thêm" - NXB Văn Nghệ 2009, cho rằng mèo mả cũng là "mèo mã" hay nói cách khác là "mèo mỡ". Ý nói mèo mã giống như hàng mã, chỉ có cái vỏ ngoài. Mèo mã ám chỉ các cô gái chỉ có cái vẻ bề ngoài, lẳng lơ, chơi bời. Còn mèo mỡ ám chỉ con mèo vờn cục mỡ. Về ý hiểu này, học giả An Chi, trong báo đời sống 2011, thẳng thừng bác bỏ và nói rằng cách suy luận này không những vô lý về từ ngữ và chính tả, còn sai về nội dung khi đổi mèo mả là mèo hoang thành mèo mỡ là mèo nhà (link). Cụ An Chi cũng dẫn chứng thêm câu "mèo lành chẳng ở mả, ả lành chẳng ở hàng cơm" để khẳng định thêm mèo mả là đúng.Hiểu lầm thứ hai là nhiều học giả cho rằng con gà đồng là con ếch. Về vấn đề này, cụ An Chi cũng có giải thích cụ thể và chỉ ra cách hiểu này là sai trong một bài hỏi đáp. An Chi có nói trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng giải thích con gà đồng là con ếch, xong là không đúng. Nhiều học giả bác bỏ quan điểm này như từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập, từ điển truyện Kiều của Đào Duy Anh. Một cách trực tiếp hơn, Nguyễn Quảng Tuân có giảng: "Giảng "gà đồng" là con ếch thì chẳng có ý nghĩa gì. Mèo mả gà đồng ở đây được đặt đối nhau, mèo ở mả, gà ở đồng. Mèo ở mả là mèo hoang, gà ở đồng là gà hoang sống ở đồng nội. Người ta ví hạng vô lại, không có chỗ ở nhất định ... . Gà đồng đâu có phải chữ nói lóng mà giảng là con ếch?"Trong cộng đồng mạng, đa số các câu trả lời đều nói câu thành ngữ ám chỉ phụ nữ quan hệ lăng nhăng, bất chính. Xong cũng có nhiều câu trả lời loanh quanh mà còn tới mức buồn cười. Ví dụ như trong một forum hỏi đáp, có câu trả lời rằng: "Mèo mả gà đồng: là con mèo con và con gà rau rãu đồ 2 lạng nuôi trong nhà. Khi có người chết, Pháp sư, Thày cúng căn cứ vào ngày giờ chết mà yểm đảo , bùa phù cho yên linh hồn và gia đình con cháu người chết được an toàn. 2 con này được đem ra ngoài đồng chỗ chôn mộ mới, làm phù phép xong thì thả chúng ở đấy, nó tự kiếm ăn mà sống tồn tài được. Mèo trở thành mèo hoang lang chạ, gà có thể bị cáo cầy ăn thịt. Không ai dám bắt về nuôi hay ăn thịt,vì là thứ yểm đảo bỏ đi." Hay lại có ý kiến: "Mả ở đây chỉ bề ngoài mẫu mả. Là con mèo no giống con chuột Ý muốn nói sự bạc nhược yếu ớt của con người và châm biến sự thiếu hiểu biết của những kẻ bạc nhược đó". Thật đọc những câu trả lời như thế này thì cũng dễ quay cuồng đầu óc, không biết đâu là nghĩa thực.


Bạn đang xem: Mèo mả gà đồng là gì

Posted bytuannt8at6:04 AM
*

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest


Xem thêm: Lịch Sử Các Nhà Trong Game Of Thrones : Các Đại Gia Tộc (P1)

Labels:Vì sao


Xem thêm: Bảng Ngọc Fiora Mùa 11: Bảng Ngọc, Cách Lên Đồ Fiora Mới Nhất