Thuế sử dụng đất là gì

  -  

Khi sử dụng đất, hàng năm người dân phải nộp thuế sử dụng đất bên cạnh các khoản tiền khác như lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất. Vậy thuế sử dụng đất là gì và những đối tượng nào phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành? Bài viết dưới đây Luật Nhân Dân sẽ giúp bạn giải đáp về những thắc mắc này, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Bạn đang xem: Thuế sử dụng đất là gì

*


Thuế sử dụng đất là gì?

Thuế sử dụng đất là một khoản nộp vào ngân sách nhà nước mà người sử dụng đất thực hiện trong quá trình sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế sử dụng đất gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Những đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất

1. Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ Điều 1 Nghị định 74-CP, tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, gồm:

– Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân.

– Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã.

– Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Lưu ý: Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp (bao gồm cả nhận thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp).

– Hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân nhận đất giao khoán ổn định của công ty nông, lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Việc giao khoán đất của hợp tác xã và nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định 135/2005/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Nông trường viên, lâm trường viên bao gồm: Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh; hộ gia đình có người đang làm việc cho nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn; hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cư trú trên địa bàn.

– Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã.

2. Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Căn cứ Điều 3 Thông tư 153/2011/TT-BTC, người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định như sau:

1. Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế:

– Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

Xem thêm: Công Ty Cổ Phần Tiếng Anh Là Gì, Cổ Phần Trong Tiếng Tiếng Anh

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm:

Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất.

Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế).

Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất.

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

– Đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế như đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,… được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.

3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

– Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì pháp nhân mới là người nộp thuế.

– Khi thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước thì người nộp thuế là người cho thuê nhà

– Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng.

– Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là người nộp thuế.

– Người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế.

– Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Xem thêm: Miệng Rộng Nhưng Không Nói Một Từ Là Gì ? Miệng Rộng Nhưng Không Nói Một Từ, Là Gì

– Nếu nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó.

Trên đây là những chia sẻ về Thuế sử dụng đất là gì và ai phải nộp thuế sử dụng đất, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hay đang gặp vướng mắc pháp luật cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.