Nhu cầu vốn lưu dộng là gì

  -  

Trong hoạt động xản xuất kinh doanh luôn đòi hỏi các DN phải có một lượng VLĐ cần thiết để đáp ứng nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa DN với khách hàng, đảm bảo quá trình SXKD được tiến hành bình thường. Đó chính là nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết của các DN. Như vậy, nhu cầu VLĐ là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động SXKD của DN được tiến hành bình thường, liên tục.

Bạn đang xem: Nhu cầu vốn lưu dộng là gì

Việc xác định nhu cầu VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng và có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Vì khi xác định nhu cầu VLĐ hợp lý sẽ là cơ sở để tổ chức thực hiện tốt các nguồn tài trợ, đáp ứng kịp thời đầy đủ số VLĐ cho hoạt động SXKD. Ngoài ra, xác định đúng nhu cầu VLĐ còn giúp DN sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, tránh được tình trạng ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả, đồng thời đảm bảo yêu cầu SXKD được tiến hành thường xuyên và liên tục. Ngược lại, nếu xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây khó khăn trong tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng về vốn trong các hoạt động thanh toán và làm gián đoạn quá trình SXKD, không đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục. Không những vậy, việc xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và việc thực hiện các hợp đồng đã được ký kết gặp khó khăn. Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn, gây ứ đọng vật tư, hàng hóa, gây lãng phí, phát sinh các khoản chi phí không cần thiết và không hợp lý, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, từ đó làm giảm lợi nhuận của DN. Chính vì vậy, trong quản trị VLĐ, các DN cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của DN.


Để xác định đúng nhu cầu VLĐ thường xuyên và có biện pháp sử dụng VLĐ hiệu quả và tiết kiệm, các nhà quản trị cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ của DN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: quy mô kinh doanh; đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh; sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; điều kiện phương tiện vận tải, khoảng cách giữa DN với nhà cung cấp vật tư, khoảng cách giữa DN với thị trường đầu ra của sản phẩm; chính sách bán hàng và chính sách tín dụng; trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng VLĐ; trình độ kỹ thuật – công nghệ sản xuất;…

Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của DN trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn, áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu VLĐ. Hiện nay, có 2 phương pháp chủ yếu xác định nhu cầu VLĐ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

* Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ thường xuyên được xác định dựa vào việc xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp.

*

Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết theo phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau:

– Xác định nhu cầu vốn về HTK trong cả ba khâu (khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông);

– Xác định nhu cầu vốn về nợ phải thu;

– Xác định các khoản phải trả.

Cụ thể như sau:

Xác định nhu cầu vốn về hàng tồn kho:

+ Trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… khi đó nhu cầu VLĐ cho từng loại vật tư dự trữ sẽ được xác định dựa vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ của từng loại. Công thức tổng quát như sau:

*

+ Trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở, bán thành phẩm.

Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau:

*

Chi phí sản xuất bình quân ngày được tính bằng tổng giá vốn hàng bán trong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong năm (360 ngày). Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ khi đưa NVL vào sản xuất đến khi sản xuất xong sản phẩm, nhập kho. Việc xác định độ dài chu kỳ sản xuất thường đựợc căn cứ vào các tài liệu kỹ thuật, công nghệ sản xuất sản phẩm của DN. hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đựoc tính theo tỷ lệ (%) giữa giá thành bình quân của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm so với giá thành sản xuất sản phẩm.

+ Trong khâu lưu thông: VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.

Xem thêm: Lá Mít Có Tác Dụng Gì ? Cách Uống Nước Lá Mít Trị Bệnh Hiểu Quả

Nhu cầu vốn thành phẩm: là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ. Vốn dự trữ thành phẩm được xác định theo công thức:

*

Giá thành phẩm bình quân ngày được tính bằng tổng giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa (giá vốn hàng bán) chia cho số ngày trong năm (360 ngày). Số ngày dự trữ thành phẩm được xác định căn cứ vào số ngày cách nhau giữa hai lần giao hàng được ký kết với khách hàng; hoặc tính theo số ngày cần thiết để tích lũy số đủ số lượng sản phẩm xuất giao cho khách hàng. Nếu DN bán thành phẩm cho nhiều khách hàng thì căn cứ vào số ngày dự trữ thành phẩm bình quân giữa các khách hàng đó.

Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do DN chủ động bán chịu sản phẩm cho khách hàng. Do vốn đã bị khách hàng chiếm dụng nên để sản xuất hoat động SXKD của DN diễn ra bình thường DN phải bỏ thêm VLĐ vào sản xuất. Công thức tính khoản phải thu như sau:

*

Xác định vốn nợ phải trả cho nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn DN mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng. Các khoản nợ phải trả được coi như các khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nên DN có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần VLĐ của mình để dùng vào việc khác. DN có thể xác định khoản phải trả theo công thức:

*

Tổng hợp nhu cầu VLĐ trong cả ba khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông với chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp sẽ tính toán được nhu cầu VLĐ của DN. Sử dụng phương pháp trực tiếp có ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm: phương pháp này xác định tương đối chính xác nhu cầu VLĐ, ngoài ra còn cho thấy các yếu tố trực tiếp tác động tới nhu cầu VLĐ, giúp cho nhà quản lí đưa ra những phương pháp quản lí VLĐ một cách thích hợp nhất.

Nhược điểm: phương pháp này có khối lượng tính toán tương đối lớn và phức tạp, mất nhiều thời gian.

* Phương pháp gián tiếp: Theo phương pháp này, xác định nhu cầu VLĐ dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của DN năm báo báo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của DN năm kế hoạch.

Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:

– Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.

*

– Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổn mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Công thức tính như sau:

*

– Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

Nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu cấu thành VLĐ của DN năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch.

Phương pháp gián tiếp có ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm: tính toán đơn giản, giảm bớt được khối lượng và thời gian tính toán, đáp ứng nhanh cho nhu cầu quản lí của DN, phù hợp với DN có tình hình SXKD ổn định qua các năm.

Xem thêm: Bật Mí Những Cách Chia Bài Có Tứ Quý Hiệu Quả Nhất Khó Bị Phát Hiện Nhất

Nhược điểm: mức độ chính xác kém hơn so với phương pháp trực tiếp, sử dụng số liệu trong quá khứ, không thích hợp trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động.