Cơ Sở Thực Tiễn Là Gì

  -  

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức chân lý.

Bạn đang xem: Cơ sở thực tiễn là gì


Theo chủ nghĩa Mac-Lênin hoạt động thực tiễn là tiền đề cho khả năng nhận thức của con người đối với thế giới khách quan.

Cơ sở thực tiễn là gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về nội dung này thông qua bài viết sau đây:

Cơ sở thực tiễn là gì?

Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin: “ Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội”.

Khác với các hoạt động khác, hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo những mục đích của mình. Đó là những hoạt động đặc trưng và bản chất của con người. Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không ngừng phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy mà hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động mang tính chất sáng tạo và có tính mục đích, tính lịch sử-xã hội.

Mời Quý độc giả tiếp tục theo dõi những nội dung dưới đây của bài viết cơ sở thực tiễn là gì? để có thêm thông tin hữu ích có liên quan.

*

Các hình thức của thực tiễn

Có nhiều hình thức thể hiện sự biểu hiện của thực tiễn, tuy nhiên có ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, cụ thể như sau:

+ Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.

+ Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.

Xem thêm: Cách Nhận Biết Thế Nào Là Việt Vị Trong Bóng Đá Là Gì ? Khái Niệm Lỗi Việt Vị Là Gì

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những qui luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau,không thể thay thế cho nhau song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất,đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác. Không có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có các hình thức thực tiễn khác.

Các hình thức thực tiễn khác, suy đến cùng cũng xuất phát từ thực tiễn sản xuất vật chất và nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất vật chất. Tuy nhiên, các hình thức hoạt động chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học là không hoàn toàn thụ động, lệ thuộc một chiều vào hoạt động sản xuất vật chất. Ngược lại,chúng có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất vật chất phát triển. chẳng hạn,nếu hoạt động thực tiễn chính trị xã hội mang tính chất tiến bộ, cách mạng và nếu hoạt động khoa học thực nghiêm khoa học đúng đắn sẽ tạo đà cho hoạt động sản xuất phát triển.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức chân lý.

Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu,nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người phải tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.

Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các qui luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó mà hình thành nên các lý thuyết khoa học. Nếu thoát ly thực tiễn,không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế, chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nến nó xa rời thực tiễn.

Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy logic không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng “nối dài”các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà nó còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Điều này có nghĩa là thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

Xem thêm: Kiêng Kỵ Trong Phòng Ngủ Bạn Nên Biết (Phần 2), 14 Điều Tối Kỵ Cấm Quên Trong Phòng Ngủ

Trên đây là nội dung bài viết về Cơ sở thực tiễn là gì? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích giúp bạn đọc nắm rõ được vấn đền này.