Các loại vảy gà chọi

  -  

Ở thời điểm hiện tại thì nhiều người chơi gà chọi không còn quá quan tâm đến vấn đề vảy gà nữa mà chỉ tập trung vào đòn, lối ( cứ đòn đau, lối hay và tông tử tốt là chơi) tuy nhiên một số nhỏ các sư kê vẫn thích chơi gà có đôi chân đẹp, vảy đẹp theo sách vở. Vậy hôm nay loto09.com sẽ cùng anh em tìm hiểu đôi chút về cách xem vảy gà và cách xem chân gà chọi.

Bạn đang xem: Các loại vảy gà chọi

Nói về chân gà chọi thì đại đa số anh em thích chơi một con gà chọi có cặp chân thon gọn (chân xe điếu) với 2 hàng vảy trơn (2 hàng vảy suốt), vảy mỏng, đều và thẳng hàng. Một số nhỏ lại thích chơi những cặp chân hiếm gặp như chân gà chọi 3 hàng vảy hay gà chọi có cặp chân lông, vảy loạn. Theo kinh nghiệm từ xưa để lại thì một con gà có cặp chân mang những loại vảy sau đây thường là con gà hay, đòn đau, lối tốt và chân đánh độc.

Gà chọi chân vảy quanVảy gà song cúc tốt hay xấuXem vảy ngón chân gà chọiCách xem vảy gà tốt xấuVảy gà chọi thần kê

Một số mẹo xem chân gà chọi hay máy ấp trứng gà Mactech

*
Một số mẹo xem chân gà chọi hay máy ấp trứng gà Mactech

Vảy gà ở “hàng thành” và “hàng quách” phải rõ ràng, phân minh, vảy lớn, vuông vắn, đừng quá thiếu, quá thừa mới tốt.

Vảy độ:

Vảy độ đôi khi có một hàng, đôi khi hai hàng, nếu chân này một hàng, chân kia hai hàng thì dở, “hàng độ” và “hàng hậu” lấn hết chỗ, để không có “hàng kẽm” thì xấu, rất khó ăn độ, “đường hậu” và “đường độ” đụng nhau thì nan giải lắm. “Hàng độ” luôn luôn nghiêng về mặt tiền thì tốt.Vảy kẽm sát cựa nhỏ, to dần đi lên gối, nếu hai hàng kẽm của hai chân thật giống nhau như đúc là quá tốt. “Kẽm” và “độ” cùng song song đi lên đừng thiếu nhau là tốt. Hàng độ có phân chia vảy độ ra thì phải thua.

Chân hai hàng trơn tru, rõ ràng sạch sẽ, nếu tướng cũng tốt thì gà hay, đá có nhiều thế khác nhau.

“Hàng độ” đóng nhiều hàng, vảy nhỏ lăn tăn thì không tốt(độ tấm). “Hàng độ” đóng càng cao càng nhỏ dần và ngả về “hàng quách”, là đúng cách nhất. “Hàng độ”, hai phân cao thấp không đều, coi chừng có thua….“Hàng kẽm” phải song song với “hàng độ”, và dài hơn “hàng độ” lên tận gối mới tốt, khỏe gà.Hàng kẽm và độ đều nhau, song song, nhưng nếu kẽm thiếu một vảy với hàng độ, vảy thứ mấy, độ thứ ấy phải thua.Song khai: một “hàng kẽm” và một “hàng độ” gọi là độ “song khai”.Độ tam tằng: gà có một “hàng độ” và hai “hàng kẽm’, gọi là “tam tằng”, khá lắm. “Hàng kẽm” có một cái chấm, và một vảy yếm ở cuối hàng kẽm và độ nhập lại, vuốt đuôi có một vảy chính giữa gọi là chấn, con gà có hai thứ ấy nên dùng, chỉ có một cũng dùng, nếu thiếu cả hai thì không nên xài.Độ liên ba: gà có một “hàng độ” và ba “hàng kẽm”.Độ tam trái: gà có một “hàng độ” và một “hàng kẽm”, thêm có ba vảy chụm lại hình chữ “phẩm” nằm ngang, không lớn không nhỏ, chẳng thấp, gà này không phải trả độ (không thua).Gà một chân có độ “tam tằng”, chân kia “song khai” như vậy không đúng cách, hay thua bậy.

Biên hoặc chu vi:

Biên một hàng không đứt quãng rất tốt, thượng sách, vảy chữ nhật hoặc vuông, gà vảy mặt tiền loạn, thì hàng liên hai và ba hàng cũng dùng tốt.

Gà nào “hàng quách” loạn thứ loạn lớp, mà “hàng độ”, “hàng kẽm” minh bạch, biên liền lạc, ngay thẳng một hàng, gà này vào hạng ưu tú, ăn liền mấy độ, khó thua.Gà hàng thành, quách như một lùm, một chân có hai hàng, còn một chân có điểm đốm chính giữa từ trên xuống khỏi cựa, ấy là văn võ toàn tài, khó ăn được gà này.Nếu có vảy “huỳnh kiền” đóng từ vảy thứ 2 đến 5 đều tốt. Vảy thứ 2 ăn vảy thứ 5, thứ 3 ăn thứ 4 v.v…

“Huỳnh kiền” có ăn độ rồi đá với gà “huỳnh kiền” chưa ăn độ, thì như chưa ăn độ.

Vấn cán hoàng khai: đóng trên thì đá ngang, đóng tại cựa thì đá cần cổ, nếu vảy “vấn cán hoành khai” có thêm “xuyên giáp”, thường hay ở hàng quách, dưới cựa, có vậy gà thường đi trên, ưa lòn xuống dưới, giỏi đá nhiều thế.Vấn cán hoành khai, ở trên có ba hoặc bốn cái, ở dưới có vảy “nguyệt tà”, gà ấy cứng đòn, ưa đá hầu, dọc, ngang.Vấn cán hoành khai dưới cựa có vảy “hàm cốt”, xuyên giáp hay “lạc mai” gà hay đá mé.Nếu gà có “án thiên” II hoặc III đã thắng độ, không nên đá với gà có “phủ địa” chưa thắng độ.Gà hai chân đều có “phủ địa” hoặc I, II, III không đồng bậc, gà này phải thua gà có “tứ trực”. Nếu “phủ địa” liền bốn cái, thì không phải cách.

Tất cả những vảy, những chấm, những điểm đốm, đều theo: đỏ ăn đen, đen ăn xanh, xanh ăn lợt, lợt ăn bán sắc.

Những ngón chân thì vảy phải xếp quay đầu ra phía trước, gốc về sau mới đúng cách. Hậu phải từ 14 vảy đổ lên mới tốt.Có những vảy tài vảy tốt thường đóng ở chân trái mới đúng cách, vì vảy tài chân trái ăn vảy tài chân phải.Chẳng thà không có vảy tốt, còn nếu có “án thiên”, “phủ địa”, “bản phủ kích giáp”, “ám long”, mà không đúng cách và nhất là hàng độ và kẽm chẳng may thì không nên xài.Lục đinh lục giáp: là gà “lục đinh” mỗi chân có quấn thêm ba cái quấn ngang cựa, cũng gọi là “tam cường”, ấy cũng là gà độc.Gà có những điểm đốm nhỏ, ẩn trong vảy lớn, màu đỏ hoặc xanh, đá dữ, ăn đòn trả đòn ngay, điểm đỏ ăn điểm xanh.“Hàng hậu” phải cùng xếp lên mới đúng cách, tránh vảy lên vảy xuống, tránh chia đôi chia ba, gà có “hàng hậu” thật đúng cách như thế đã tám phần mười hay rồi, “hàng hậu” cho đến cựa vẫn to và rõ.Một nửa hậu úp xuống, một nửa úp lên, trái lại nó thêm hay đôi chân đều khá lắm, gọi là “bán phản hậu”.

Vảy thới hoa đăng:

“Thới hoa đăng’ rất cần thiết cho vảy gà, “thới hoa đăng” tốt là : từ thới lên đều đến cựa và được một vảy của “hàng quách” chặn lại tại đó, cả đôi chân cũng thế, khá lắm, ngoài ra nếu lên thẳng đến gối thì càng quý, nhưng tránh lên quá cựa “giữa cán” rồi bị đứt quãng từ đó.

Đôi thới đúng cách nhất ta đếm được 1-2 vảy mỗi bên, bằng không đều thì chân trái hơn chân phải mới nên dùng.

Bể biên khai hậu là cậu gà nòi:

“Đường quách” có một vảy nứt ra chia làm hai, đồng thời “đường hậu’ lại có một vảy khai ra rõ rệt, gà ấy là gà hay, gọi là “”bể biên khai hậu.

Các loại vảy ở gà chọi

*
Các loại vảy ở gà chọi

1. Vảy Án Thiên

*

Vảy án thiên là một miếng vảy lớn nằm ở dưới sát đầu gối và là miếng vảy nằm ở vị trí cao nhất trên chân của một chú chiến kê. Nếu chú gà của bạn có được loại vảy này thì chứng tỏ nó có sức bền rất tốt, đặc biệt là khả năng tránh đòn lợi hại và ra đòn một cách cực kỳ chính xác.

Xem thêm: Hiện Cư Ngụ Tại Trong Đơn Xin Việc Là Gì, Cách Điền Đơn Xin Việc Có Sẵn

2. Vảy Phủ Địa

*
*

Vảy phủ địa mang hình dáng giống như vảy án thiên, chỉ khác là vị trí của nó nằm dưới cựa và nằm sát đầu của bốn ngón chân. Với chú gà có loại vảy này thì trong bất cứ trận đấu nào, nó cũng rất tinh nhanh, và cựa địch khó có thể xuyên thấu vào được.


3. Vảy Độc Giáp, Liên Giáp Và Đại Giáp

*

Vảy đại giáp là sự kết dính của ba miếng vảy bình thường với nhau. Dù là đại giáp ngoại (vảy đại giáp nằm ở hàng thành) hay đại giáp nội (vảy đại giáp nằm ở hàng quách) thì đều là những chú chiến kê dũng mảnh và chiếc cựa cứng cáp có khả năng đâm đòn dữ.

Vảy liên giáp được hình thành nhờ sự dính lại của hai miếng vảy bình thường. Bạn sẽ không thể bỏ lỡ chú gà chọi của mình nếu như nó sở hữu vảy liên giáp nằm ở hàng thứ tư tính từ đầu gối xuống. Dù là kích biên (vảy nằm ngay cựa) hay liên giáp nội (vảy nằm ở vị trí hàng quách/hàng nội) thì cũng đều là những loại gà chọi tốt mà bạn nên sử dụng trong chiến đấu.

Vảy độc giáp là một loại vảy được xếp vào hạng cực to và có thể dựa vào đó để ‘phán xét’ khả năng của một chú gà chọi, được coi là cách xem gà chọi hay và ‘độc’ hiện nay. Nếu vảy độc giáp nằm ngay trên cựa thì quá tuyệt vời, còn nếu không phải ở vị trí đó thì cũng chỉ là loại gà tầm thường mà thôi.

4. Vảy Vấn Cán

*

Cũng có hình dáng giống với vảy án thiên và vảy phủ địa nhưng sự tốt xấu của vảy vấn cán phụ thuộc rất nhiều vào vị trí xuất hiện của nó. Nếu vảy nằm ở trên cựa hay có từ bốn vảy trở lên ở sát đầu gối thì bạn không nên sử dụng chú gà này trong chiến đấu. Còn nếu như có 3 vảy nằm sát đầu gối thì ắt hẳn đó lại là một chú chiến kê vô cùng dũng mãnh.

5. Vảy Hổ Khấu Và Vảy Hàm Long

*
Vảy Hổ Khấu và Vảy Hàm Long

Là loại vảy liên giáp nội nhưng vảy hổ khẩu có hình dáng giống như miệng cọp nằm phía trong cựa, ở giữa có lỗ hổng chia làm hai phần bằng nhau và ngậm vảy của hàng thới đi lên. Cũng tương tự như thế nhưng lỗ hổng trong vảy hàm long lại chia vảy thành hai phần không bằng nhau. Khi gà chọi có hai loại vảy này thì đều là gà tốt với khả năng đưa ra những đòn thế thâm độc có thể hạ ‘nốc ao’ đối thủ tại trận.

6. Vảy Nội Hoa Đăng

*
Vảy Nội Hoa Đăng

Là loại vảy xếp hàng thẳng đều từ hàng nội lên tới cựa, vảy nội hoa đăng được xem là một loại vảy hiếm. Đặc biệt hiếm hơn nữa là khi hàng vảy thần kê kéo dài lên tới đầu gói ở trên cả hai chân gà. Gà loại này thường có khả năng thiên phú trong việc cản trở đối thủ ra đòn. Và trong những tình huống giáp là cà thì chú chiến kê của bạn thường tung các đòn hỏa mù liên tiếp khiến đối phương bị ‘nốc ao’ tại chỗ.

7. Vảy Giáp Vi Đao

Vảy giáp vy đao là loại vảy nối tiếp của ba vảy trở lên, nằm ở hàng quách (hay còn gọi là hàng nội) có hình dáng nhọn giống như một chiếc mũi dao đang chỉa vào cựa gà. Nếu có loại vảy này thì chú gà của bạn phải nói là cực kỳ ‘thâm độc’ với khả năng ra đòn nhanh tới tấp khiến địch thủ không kịp trở tay.

8. Vảy Linh Giáp Tử

*

Gà có loại vảy này được xếp vào hàng thần kê với khả năng ra những pha đòn hiểm độc, đặc biệt là khi gà quyết định nhảy chân thì nghĩa là nó đang buộc đối thủ phải thất bại tại trận hay thậm chí là phải mang tật suốt đời.

9. Vảy Khai Vương

*

Được tạo nên từ 4 miếng vảy xếp với nhau thành hình chữ nhật, nằm ở phía dưới gần các ngón chân, vảy khai trương có hình dáng giống chữ “vương” và được xem là loại vảy cực tốt trong cách xem vảy gà chọi hay. Không chỉ ra đòn hiểm ác mà gà có loại vảy này còn buộc đối phương phải gục ngã mỗi khi quyết định buông chân nhảy. Đấy là một trong những cách xem chân gà chọi hay nhất.


10. Vảy Huyền Trâm

*

Là một miếng vảy nhỏ nằm ở giữa hàng thành và hành quách và ở phía ngang cựa. Chú gà nào có vảy huyền trâm là thuộc hàng ‘thiên tài’ về khả năng dùng cựa trong chiến đấu. Không những thế, loại chiến kê này còn không bao giờ chịu thua đâu nhé, ăn miếng trả miếng luôn đấy.

11. Vảy Lạc Ma Hàm Cốc

*

Là miếng vảy to có hình dạng hơi tròn và nằm trên hàng quách (hàng nội), bạn có thể dựa vào cách xem vảy gà chọi hay này để xác định vảy lạc ma hàm cốc. Gà có vảy này tuy không quá xuất sắc khi gặp phải cao thủ nhưng với những pha đòn đá ngang hiểm của nó thì không phải bất cứ con gà chọi nào cũng có thể ‘dễ xơi’ đâu nhé.

12. Vảy Trường Thành

*

Vảy trường thành là vảy lấn từ hàng thành sang phía hàng quách, cũng là loại vảy thuộc hàng hiếm gặp nên rất quý hiếm. Chú gà nào mà có vảy trường thành trên chân thì thực sự là một chiến kê xuất sắc với những pha đòn mạnh, hiểm và cực kỳ chính xác.

13. Vảy Tiểu Son

*
Vảy Tiểu Son

Là dạng vảy kết hợp của nhiều vảy nhỏ khác nhau (vảy có kích thước độ hạt gạo), nằm ở vị trí giữa các ngón và thường có màu đỏ hoặc màu hồng, vảy tiểu son trông khá đẹp mắt. Bất cứ chú gà nào sở hữu loại vảy này cũng thuộc hạng gà chiến tốt, đặc biệt là trong khả năng ra đòn mạnh, chắc và hiểm.

14. Vảy Lộc Điền Nội

*

Cũng được tạo nên từ 4 miếng vảy, vảy lộc điền nội có hình dạng giống như một cây cung đang căng tên để tiêu diệt đối thủ. Tuy nhiên, nếu vảy nằm ngang cựa thì mới là loại gà chọi tốt, nếu không thì cũng chỉ là hạng tầm thường mà thôi

15. Vảy Nhật Thới

*

Là một loại vảy thuộc hàng hiếm gặp, vảy nhật thới là một miếng vảy to có hình dạng chữ nhật nằm trên hàng thới thứ 3 tính từ móng vào. Gà có loại vảy này thuộc hàng hiếm với khả năng ra đòn nhanh lẹ, đòn liên hoàn có thể hạ gục đối thủ nhanh chóng.

Chú ý:

Cách xem vảy gà chọi hay và đẹp không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới lối đá của gà. Chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào tông dòng cũng chế độ chăm sóc và tập luyện. Chính vì lẽ đó nếu không sở hữu vảy đẹp có thể bù lại bởi chế độ ăn, tập luyện và chăm sóc một cách hợp lý, nhất là chế độ ăn uống, om bóp, vào nghệ cho gà. Và điều quan trọng ở thời điểm hiện tại khi gà được hỗ trợ bởi các loại thuốc bổ cho gà thì nhiều con gà không cần có những vảy đẹp vẫn ăn kỳ bình thường.

Ngoài ra, một điều quan trọng nữa đó chính là đối thủ của gà ra sao. Nếu gặp đúng con gà mà mình hợp lối chơi thì việc đá đấu và dành chiến thắng rất dễ dàng. Tuy nhiên nếu gặp con gà đối thủ khắc chế lối thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Cần nhấn mạnh thêm, để một con gà ăn kỳ thì nó bao gồm rất nhiều yếu tố như chế độ nuôi, tính duyên độ và có cả yếu tố may mắn.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Dấu Ấn Ung Thư Ca 72-4 Là Gì, Chỉ Số Ca 72

Hi vọng với bài viết này anh em sẽ có thêm một chút kiến thức về cách xem chân gà chọi để có thể chọn lựa cho mình những chiến kê xuất sắc.

Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:

Gà chọi chân vảy quanVảy gà song cúc tốt hay xấuXem vảy ngón chân gà chọiCách xem vảy gà tốt xấuVảy gà chọi thần kê