Bàn Thờ Tam Thế Phật

  -  

Thờ Tam Thế Phật tại mỗi gia đình ngày trở nên khá phổ biến trong đời sống người Việt Nam chúng ta. Nét văn hóa thờ Phât nói chung và thờ Tam Thế Phật nói riêng đều là việc làm hết sức ý nghĩa và chính đáng. Một số Phật tử cũng muốn tìm hiểu sâu hơn về việc thờ Tam Thế Phật thì bài viết này Phúc An xin chia sẻ một số thông tin để các bạn có thêm một số thông tin. Mời bạn xem bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Bàn thờ tam thế phật

Thờ tam Thế Phật tại gia

Tục ngữ có câu: "Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng". Lòng tri ân là một đức tính quí báu, mà những người có chút công bằng không thể thiếu được. Một xã hội gồm những phần tử phi ân bội nghĩa,ăn cháo đá bát, không có thể tồn tại được lâu dài, vì nó làm chán nản những kẻ có lòng, và làm khô cạn nguồn hy sinh.

Vả lại, nếu con người thấy điều tốt, người hiền mà chẳng hâm mộ, thấy điều xấu, người ác mà không tránh xa, thì con người ấy là người thiếu căn bản đạo đức, thiếu mầm thiện, khó có thể tiến bộ. Vì những lý do trên, ta thấy trên thế giới, bất luận ở phương trời nào, dân tộc nào, thời đại nào, hễ kẻ có công với làng xóm, thì được làng xóm tôn thờ, kẻ có công với quốc gia, dân tộc, thì được quốc gia, dân tộc tôn thờ, kẻ có công đức với nhân loại, thì được nhân loại sùng thượng.

*

Sự thờ cúng trong các tôn giáo cũng không ra ngoài những lý do đã kể trên. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng có tính cách thường trực và thiết tha hơn, vì các vị Giáo chủ là những bậc có công ơn lớn đối với nhân loại và là những gương sáng mà tín đồ cần đặt luôn luôn ở trước mắt để soi sáng đời mình.

Trong các vị Giáo chủ, thì Ðức Phật là Vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Sự sùng mộ ở đây biểu hiện trong sự thờ, lạy và cúng Phật. Bên cạnh đó có rất nhiều gia đình thờ 3 vị Phật đó là Tam Thế Phật. Phật pháp là phương thuốc thần diệu, trừ được tất cả nguyên nhân đau khổ của chúng sanh; vì thế cho nên chúng ta thờ Phật pháp.

Ðức Phật là bậc hoàn toàn gíac ngộ, siêu sanh, thoát tử, có năng lực độ thoát chúng sanh khỏi nẻo luân hồi, và xứng đáng làm thầy chúng sanh trong ba cõi. Vì thế nên chúng ta thờ Ngài.

Khi lâm chung: Nghiệp lành mà chúng ta đã huân tập trong hằng ngày sẽ cảm ứng đến lòng từ bi vô hạn của Chư Phật và Bồ tát. Do "Luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", Chư Phật và Bồ tát sẽ phóng quang đến tiếp dẫn giác linh chúng ta về cõi Tịnh độ an vui, tự tại.

Tam thế Phật là ai ?

Theo Wikipedia thì Tam thế Phật (chữ Hán: 三世佛), gồm các Phật sau:(trong đó Phật Nhiên Đăng đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích-ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di-lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai).

Thờ Tam Thế Phật

Tam Thế Phật là bậc đáng tôn thờ. Phật là những bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, cho nên đã được hoàn toàn sáng suốt và có đầy đủ đức hạnh cao quý. Các Ngài đã dùng đức và trí ấy để dẫn dắt chúng sanh ra ngoài biển khổ luân hồi, và đua đến địa vị sáng suốt an vui.

Trong công việc độ sanh ấy, các Ngài lại không bao giờ thối chuyển ngã lòng mặc dù gặp trở lực khó khăn. Các Ngái đã nguyện độ cho toàn thể chúng sanh, cho đến khi nào không còn một chúng sanh nào để độ nữa mới thôi. thật là đúng với câu: "Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn".

Một bậc có đủ ba đức tính quý báu là Bi, Trí, Dũng, ba đức tính căn bản mà một con người muốn được toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân, không thể thiếu được. Một bậc siêu phàm xuất chúng, có những lời dạy quý báu, những cử chỉ cao thượng, những hành động sáng suốt, một đời sống gương mẫu như Phật, mà chúng ta không tôn thờ, thì còn tôn thờ ai nữa?

*

Thờ Tam Thế Phật như thế nào mới đúng?

Như trên đã nói, chúng ta thờ Phật là để tỏ lòng tri ân của chúng ta đối với một Vị đã có ân đức lớn với nhân loại. Chúng ta thờ Phật là để có luôn luôn ở trước mặt một gương mẫu sáng suốt trọn lành để khuôn rập tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta được chân, thiện, mỹ như Phật vậy. Người ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

Chúng ta thờ Phật là luôn mãi được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ bán Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa.

Phải lạy Phật như thế nào mới đúng?

Ðể cho đúng với ý nghĩa trên, khi lạy Phật phải quỳ xuống, ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cuối lưng xuống đặt trán mình trên hai lòng bàn tay. Trước khi lạy Phật, phải dọn mình cho sạch sẽ: rửa mặt, súc miệng, lau tay chân, thay y phục và mặc áo tràng. Xong xuôi, mới đốt hương ra trước bàn Phật, đứng ngay thẳng, tay chắp để trước ngực, mắt nhìn tượng Phật, tâm tưởng đến các tướng tốt và những đức hạnh cao cả của ngài, và tỏ bày nguyện vọng chân chánh của mình, xá rồi cắm hương vào lư, đánh tiêng chuông và lạy Phật ba lạy.

Lễ Phật như thế mới đúng pháp; trong kinh gọi là "thân tâm cung kính lễ" , nghĩa là thân tâm hăng hái tề chỉng, nghiêm trang, tâm thì hớn hở vui mừng và hết lòng thành kính như gặp được Phật còn tại thế.

*

Trái lại, chúng ta lễ Phật với lòng ngã mạng (ngã mạng lễ), hay với tâm cầu danh (cầu danh lễ), thì đã không có kết qủa gì, mà còn mang thêm tội. Ngã mạng lễ, là khi lạy Phật mà trong tâm còn ngạo nghễ, kiêu căng, năm vóc (đầu, hai tay, hai chân) không sát đất, đứng lên cuối xuống một cách cẩu thả, qua loa cho có chuyện.

Cầu danh lễ, là khi thấy có đông người thì miệng liền to tiếng dài hơi xưng danh hiệu Phật, thân lại siêng năng lạy không ngừng nghỉ, có ý để cho mọi người khen ngợi. Trái lại khi không có người thì thân lại biếng nhác, tâm lại giải đãi, không muốn lễ bái gì cả. Hai cách lễ ái trên đây rất giả dối, vậy những ai muốn tiến trên đường Ðạo, thì phải nên tránh ngay.

Bàn thờ tam Thế Phật

Các bạn thường không ít thì nhiều, thường hay đến chùa để lạy Phật, nghe Pháp, tụng Kinh, thân cận thiện tri thức để tập hướng mình đến đời sống tu hành giải thoát.Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian rãnh rỗi bên cạnh những bộn bề lo toan của đời sống thế tục. Do đó, lập bàn thờ Tam Thế Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ. Tuy nhiên, thờ Phật sao cho đúng Pháp lại không hề đơn giản.

Một số điều cần lưu ý khi lập bàn thờ Tam Thế Phật tại nhà:

– Tất cả các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa quả hay nước trà thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn chứ không nên vứt đi. Còn đồ đã bị ôi thiu, hay hư nát thì cần đổ bỏ đi như đổ rác.Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện mà bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được.

– Thờ Phật phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

–Đặt bàn thờ Phật ở sảnh giữa nhà, cao khỏi đầu, áp lưng vào tường vững chắc. Bàn thờ quay ra cửa (hướng) chính của căn nhà, tức bất kỳ ai, người sống cũng như đã khuất, vừa bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ. Điều này không chỉ lợi lạc cho mọi người trong gia đạo (người còn sống) mà còn cả chúng sanh trong các cảnh giới vô vi (trong đó có người đã khuất), nếu gia chủ tu hành chân chánh.

– Tuyệt đối không hướng bàn thờ Phật đối diện với bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hoặc những nơi xú uế. Không dựa bàn thờ Phật vào nhà tắm, nhà vệ sinh, cầu thang.Đặt bàn thờ Phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường vững chắc.

Bàn thờ nên quay ra cửa (hướng) chính của căn nhà, bất kỳ ai, người sống cũng như đã khuất, vừa bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ Phật. Điều này rất tốt cho mọi người trong gia đạo (người sống) cũng như chúng sinh trong cảnh giới vô vi (trong đó có người đã khuất) nếu gia chủ có tu hành chân chính (bàn thời Phật cần được trang trọng, vững chãi và tránh những nơi ô uế, rung động)

– Nếu nhà có nhiều tầng, tùy vào thiết kế gia đình, nên để nơi thờ phật ở tầng trên cùng. Tuyệt đối cấm kỵ không đặt phòng thờ nằm giữa 2 tầng của ngôi nhà.

– Có nhiều ý kiến trái chiều: Nếu thờ chung với nhau (bàn thờ Phật ở trên, bàn thờ gia tiên ở dưới; thì khi ta lạy Phật, vô tình gia tiên cũng thọ nhận cái lễ lạy đó dù muốn hay không và điều này là hoàn toàn trái phạm.

– Thông thường ta thấy: Nếu lắp bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên thì phải có thứ tự cao thấp. Đương nhiên lắp cao bao nhiêu vẫn phải theo phong thủy.

–Không được thờ chung tượng Tam thế phật với Thần Thánh bởi thực tế thần thánh vẫn còn nằm trong lục đạo luân hồi, vẫn chưa thực sự ngộ giác hoàn toàn như giới phật, do đó nếu như bạn thờ chung phật với thần thánh tức là không hiểu Phật pháp, được coi là điều phạm kỵ khi thờ phật tại gia.Ngoại trừ trong nhà vẫn phải thờ 3 vị sau:

Thổ Địa độ cho đất đai nhơn trạch, sanh nở của phụ nữ, nhà cửa tại tư gia mình đang sống.

Xem thêm: Mc Là Viết Tắt Của Từ Gì ? Mc (Người Dẫn Chương Trình) Là Gì

Thần Tài độ cho tài lộc từ công việc mình đang mưu sinh;

Ông Táo (Táo Quân, Ông Táo) độ về họa phúc và bếp núc trong gia đạo thì do ảnh hưởng theo phong tục lệ thường từ xưa, khả dĩ có thể tiếp tục thờ vậy.

Do đó, để giải nghiệp chướng thì chỉ có hướng Phật tu hành là cách duy nhất rốt ráo mà thôi.– Hình, tượng Thần – Thánh không thờ nữa thì quý cư sĩ có thể gởi vào Chùa chứ đừng bỏ nơi bất tịnh mà phạm kỵ không nên.

Bạn muốn thay thế bàn thờ cũ hãy làm theo: Trước bàn thờ Thần Thánh, quý cư sĩ thắp hương, niệm Phật (3 lần) rồi khấn rằng: “con tên…, tuổi…, nay phát tâm quy y Phật, lập bàn thờ Phật để tu hành nên xin gởi hình, tượng của chư vị Thần Thánh vào chùa, mong chư vị hoan hỷ”. Chắp tay vái 3 lần.

Niệm xong niệm Phật rồi cắm nhang vào bát hương.Sau khi nhang đã tàn thì gởi hình tượng Thần Thánh vào chùa, còn bàn thờ thì vừa niệm Phật vừa gỡ bỏ rồi đốt đi.

– Bàn thờ Tam thế phật phải được lập ở trên cao, ít nhất là phải cao từ đầu gia chủ trở lên.

–Đồ cúng cho Phật nên nhớ là chỉ dùng hoa quả để cúng, đặt trên đĩa đựng trái cây riêng và đĩa đựng trái cây cúng Phật đó không được phép dùng cho việc khác, kể cả là dùng cho bàn thờ gia tiên. Không bày đồ mặn và vàng mã trên ban thờ phật.

– Bát hương: đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro.Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ. Nên lắp tấm Phúc An để ngăn khói hương.

– Chuông: khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.

– Bình hoa: tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ, hoặc cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.Các cắm hoa để bàn thờ bạn có thể tham khảo tại đây.

– Đĩa đựng trái cây: dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác (tương tự cho các bàn thờ khác, không dùng qua lại lộn xộn).Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn.Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp.

– Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, cần chất lượng chứ không trọng số lượng.Khi sắp trái cây lên dĩa nên quay cuống lá lên trên, tránh để ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên.Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

| Tìm hiểu: Cách sắp xếp mâm ngũ quả trên bàn thờ, tại đây.

– Tịnh thủy: dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây.

| Tìm hiểu: Nên thờ tượng Phật đứng hay ngồi, tại đây.

Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Quý cư sĩ nên lưu ý.

Thỉnh Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.

Để lòng thành được trọn vẹn hơn gia chủ nên chọn ngày rồi đến chùa nhờ sư chùa tụng kinh bốc bát hương thờ Phật, tượng Phật cũng có thể mang lên chùa để khai quang .Khi lên chùa xin tượng Phật về thờ, bát hương đã được nhà chùa thắp chân nhang và gia chủ khi mang về nhà thì thắp 3 cây nhang lên bát hương bàn thờ Phật, thắp thêm 3 cây nhang mới khắp các bàn thờ trong gia đình. Như thế đã hoàn tất việc thỉnh bàn thờ Phật. Hình và tượng Phật khi chúng ta thỉnh về cần phải lau chùi thật sạch thật tinh khiết, khăn và chậu phải đảm bảo còn mới, có thể sử dụng rượu, nước hoa thơm.

Phải giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ. Nên dâng hương lạy Phật mỗi ngày 2 lần, khoảng 6 giờ sáng và 6 giờ tối. Nếu kết hợp lạy sám hối với công phu thực hành tham thiền, niệm Phật, trì chú thì không gì quý bằng.

Xem thêm: Chơi Cờ Tỷ Phú Online Zing

– Phải đặt bàn thờ tượng Tam thế phật hướng ra phía cửa chính của căn nhà, như vậy sẽ tốt hơn cho gia đạo như chúng sinh trong cảnh giới vô vi (tức là người đã khuất trong gia đình bạn). Tuyệt đối không được đặt bàn thờ tượng Phật theo hướng đối diện với nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ hoặc những nơi xú uế, chân góc cầu thang, hướng nhà tắm. Đặc biệt bàn thờ cần chắc chắn, vững chãi và trang trọng.