An ninh phi truyền thống là gì

  -  

An ninh phi truyền thống là gì? (Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống). Các vấn đề an ninh phi truyền thống? Các vấn đề pháp lý về an ninh phi truyền thống?


Có thể nói, xuất phát điểm của khái niệm “an ninh phi truyền thống” là từ sự không thoả mãn với khái niệm truyền thống của an ninh vốn chỉ tập trung vào các vấn đề an ninh – quân sự. Theo các học giả nghiên cứu quan hệ quốc tế, có một số lý do sau khiến cho khái niệm an ninh truyền thống không còn đáp ứng với bối cảnh quốc tế hiện nay:

Thứ nhất, khái niệm “an ninh truyền thống” chỉ đưa ra các mối đe doạ về quân sự mà bỏ qua những nguy cơ khác đang ngày càng gia tăng như thảm họa môi trường, thiếu lương thực, cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái kinh tế… Tức là an ninh truyền thống nhấn mạnh an ninh chính trị và quân sự của quốc gia. Nó giả sử rằng các quốc gia chỉ là mục tiêu của vấn đề an ninh, nguồn gốc duy nhất của đe doạ quân sự là từ các khối thù địch, giá trị cơ bản của an ninh này là bảo đảm sự sống còn của quốc gia và toàn vẹn về lãnh thổ, chủ quyền; và tiếp cận thu được của an ninh chính là liên minh chính trị và ngăn chặn hạt nhân…

Chính vì vậy, khái niệm này trở nên “thiếu cân xứng” khi một loạt các thuật ngữ mới xuất hiện trong chương trình nghị sự an ninh của nhiều quốc gia như “an ninh kinh tế”, “an ninh lương thực”, “an ninh năng lượng và nguồn tài nguyên”, “an ninh môi trường”…

Thứ hai, khái niệm “an ninh truyền thống” được coi là chỉ thiên về bảo vệ lợi ích của chính quyền trung ương và tầng lớp có đặc quyền trong xã hội mà bỏ qua lợi ích của dân chúng. Hay nói cách khác, khái niệm “an ninh truyền thống” được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát nhà nước và duy trì cơ cấu kinh tế xã hội ưu đãi đối với các tầng lớp đặc quyền. Như vậy thì khái niệm này không đảm bảo cho sự thịnh vượng và phát triển của từng cá nhân trong xã hội và do đó không thể tồn tại trong một thế giới dân chủ.

Bạn đang xem: An ninh phi truyền thống là gì

Từ những luận cứ trên, khái niệm “an ninh phi truyền thống” được sinh ra như là một sự bổ sung mặt còn thiếu trong khái niệm về an ninh nói chung.

Mặc dù cho đến nay chưa có sự thống nhất hoàn toàn về khái niệm “an ninh phi truyền thống”, nhưng có thể hiểu một cách khái quát “an ninh phi truyền thống” là an ninh mang tính chất phi quân sự và “các vấn đề an ninh phi truyền thống” là tất cả những mối đe dọa đến chủ quyền quốc gia và sự tồn tại của con người cũng như sự phát triển nói chung ngoài xung đột quân sự, chính trị và ngoại giao. An ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực như an ninh kinh tế, môi trường sinh thái, khủng bố xuyên quốc gia, buôn lậu vũ khí, xung đột sắc tộc và tôn giáo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, di cư trái phép, cướp biển và rửa tiền…

*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Các Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng nhận thức chung về các mối đe dọa và thách thức trong an ninh hàng hải. Các Bộ trưởng đánh giá cao công việc của Hội nghị giữa kỳ về An ninh Hàng hải (ISM-MS) trong việc thúc đẩy nhận thức và hợp tác cụ thể về an ninh hàng hải. Về vấn đề này, các Bộ trưởng giao nhiệm vụ ISM-MS để phát triển một Kế hoạch Công tác ARF về an ninh hàng hải để xem xét trong năm giữa kỳ tiếp theo. Các Bộ trưởng tái khẳng định rằng ARF vẫn là diễn đàn quan trọng để thảo luận về các vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực và hỗ trợ vai trò của ASEAN là động lực chính trong tiến trình ARF. Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của ARF là trụ cột trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực đang định.

Xem thêm: Nằm Mơ Thấy Đẻ Con Gì? Mơ Sinh Con Có Phải Sắp Đón Tin Vui



Xem thêm: Động Từ "To Be Trong Tiếng Anh Là Gì Trong Tiếng Anh? Tất Tần Tật Về Động Từ To Be Trong Tiếng Anh

Để kết thúc này, các Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết của ARF để duy trì sự liên quan của nó và trở thành định hướng hành động nhiều hơn trong việc giải quyết những thách thức đa chiều, bao gồm cả các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có tác động trực tiếp đến hòa bình và an ninh trong khu vực.

Trên cơ sở, những vấn đề được thảo luận tại Hội nghị các lãnh đạo của các nước thành viên tham gia hội nghị đã cùng “quyết tâm tăng cường hơn nữa sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan có liên quan của các nước thành viên ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và an ninh biển. Hoàn toàn ủng hộ thực hiện Hiệp ước ASEAN về chống khủng bố và kế hoạch Hành động toàn diện của Hiệp ước và khuyến khích tất cả các quốc gia thành viên ASEAN còn lại phê chuẩn Hiệp ước ASEAN về chống khủng bố (ACCT) trong thời gian sớm nhất. Cùng nhất trí giao các quan chức cao cấp tiếp tục hoàn thiện Tuyên bố ASEAN về Cứu trợ Nhân đạo cho Người và Tàu thuyền gặp nạn trên biển. Giao nhiệm vụ cho các quan chức cao cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn liên quan nhằm góp phần giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Tiếp nối thành công của Hội Nghị ARF năm 2010 tại Việt Nam, gần đây nhất là hội nghị ARF năm 2012 được tổ chức tại Cam – Pu – Chia các quốc gia thành viên cũng đã thẳng thắn đề cập đến vấn đề an ninh phi truyền thống thừa nhận những hạn chế và tồn tại:

 “Các Bộ trưởng đã thảo luận các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong khu vực. Họ thừa nhận rằng những mối đe dọa này vẫn còn những thách thức lớn đối với hòa bình và ổn định trong khu vực. Về chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia, Bộ trưởng khuyến khích ARF tăng cường hơn nữa sự phối hợp và hợp tác giữa các thành viên tham gia ARF để khắc phục những mối đe dọa. Các Bộ trưởng hoan nghênh hiệu lực của Công ước ASEAN về Chống Khủng bố (ACCT) trong năm 2011 và bày tỏ sự ủng hộ của họ để thực hiện các ACCT. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết để thúc đẩy sự phối hợp giữa các thành viên ARF để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông và tăng cường phát hiện và giám sát các bệnh truyền nhiễm để đảm bảo cảnh báo sớm cho việc kiểm soát hiệu quả các ổ dịch.

Trên cơ sở những vấn đề được thảo luận, hội nghị không chỉ vẽ ra hiện thực mà còn đề ra những kế hoạch cụ thể cho việc hợp tác trong vấn đề an ninh phi truyền thống trên các lĩnh vực cụ thể và thực hiện trong một lộ trình cho phép nhằm đạt được sự nhất thể hóa cao độ của Cộng đồng ASEAN.